thi pháp, vânxuoi -...

10
thi pháp, vânxuoi El Liberté » Égalité « Fraternité R épublique F rançaise Ambassade de France au Vietnam Nhà xuất bản Đại học Sư phạm

Upload: others

Post on 06-Sep-2019

3 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: thi pháp, vânxuoi - tailieudientu.lrc.tnu.edu.vntailieudientu.lrc.tnu.edu.vn/Upload/Collection/brief/Brief_61762...thi pháp, vânxuoi El Liberté » Égalité « Fraternité République

thi pháp, vânxuoi

ElLiberté » É ga lité « F ratern ité

R é p u b l i q u e F r a n ç a is e

Ambassade de France au Vietnam Nhà xuất bản Đại học Sư phạm

Page 2: thi pháp, vânxuoi - tailieudientu.lrc.tnu.edu.vntailieudientu.lrc.tnu.edu.vn/Upload/Collection/brief/Brief_61762...thi pháp, vânxuoi El Liberté » Égalité « Fraternité République

THI PHÁP VĂN XUÔI

Page 3: thi pháp, vânxuoi - tailieudientu.lrc.tnu.edu.vntailieudientu.lrc.tnu.edu.vn/Upload/Collection/brief/Brief_61762...thi pháp, vânxuoi El Liberté » Égalité « Fraternité République

“Cet ouvrage, publié dans le cadre du programme de participation à la publication bénéficie du soutien du Centre Culturel et de Coopération de TAmbassade de France en République Socialiste du Vietnam.”

“Cuốn sách này xuất bản trong khuôn khổ chương trình hợp tác xuất bản, được sự giúp đỡ của Trung tâm Văn hoá và Hợp tác của Đại sứ quán Pháp tại nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt N am .”

Dịch từ nguyên bản tiếng Pháp:

“Poétique de la prose”,

E’ditions du Seuil, 1978.

Page 4: thi pháp, vânxuoi - tailieudientu.lrc.tnu.edu.vntailieudientu.lrc.tnu.edu.vn/Upload/Collection/brief/Brief_61762...thi pháp, vânxuoi El Liberté » Égalité « Fraternité République

TZVETAN TODOROV

Thi pháp(VcfriK&MÔZĐẶNG ANH ĐÀO - LẺ HỔNG SẢM dịch

(In lẩn thứ tư, có chỉnh lí)

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC sư PHẠM

Page 5: thi pháp, vânxuoi - tailieudientu.lrc.tnu.edu.vntailieudientu.lrc.tnu.edu.vn/Upload/Collection/brief/Brief_61762...thi pháp, vânxuoi El Liberté » Égalité « Fraternité République

U N I V E R S I T Y OF E D U C A T I O N P U B L I S H I N G H O U S E

THI PHÁP VAN XUOl TZVETAN TODOROV

Đăng Anh Đào - Lê Hổng Sâm dịch

Sách được xuỉt bán phục vụ công tíc nghién cứu và giảng dạy văn học nước ngoài. Má sách quóc té: ISBN 978-604-54-1453-8

Bán quyỉn xuất bin thuộc v i Nhì xuỉt bin Đại học Sư phạm.Mọi hình thức sao chép hay pttìt hành m i không có sự cho phép bàng v in bản

của Nhà xuít bin Đại học ỉư phạm đéu l ì vi phạm pháp luật.

Chúng tài luón mong muín nhộn được những ý kiỉn đóng góp cùa quý vị độc già đ ỉ sách ngáy càng hoàn thiện han, Mọi góp ỷ v i sách, litn h ị v i bàn tháo và dịch vụ bán quyén

xin vui lòng gừi v( địa chl email: [email protected]

Mã số: 01.01.22/22 -TK 2014

Page 6: thi pháp, vânxuoi - tailieudientu.lrc.tnu.edu.vntailieudientu.lrc.tnu.edu.vn/Upload/Collection/brief/Brief_61762...thi pháp, vânxuoi El Liberté » Égalité « Fraternité République

Giá trị của con người không ở chăn lí người dó sở hữu, hoặc

cho rằng minh sở hữu, mà ở nỗi gian khó chăn thành người đó

nhận lãnh trong khi tìm chân lí. Bởi chẳng phải sự sở hữu, mà

chính sự kiếm tim chân lí mới gia tăng sức mạnh nơi con người;

chí ở đó mới tiềm ẩn bước tiến không ngừng của việc tự hoàn

thiện. Sự sở hữu khiến người ta thành thản nhiên, lười biếng,

kiêu ngạo; nếu như Chúa cầm trong bàn tay phải của Người toàn

bộ chân lí, còn trong bàn tay trái, chỉ có cuộc kiếm tìm chân lí,

luôn luôn hoạt động - dù cho cước kiếm tìm này chỉ đem lại sai

lầm, lần nào củng vậy và mải mãi như vậy - và nếu như

Chúa phán bảo tôi: “Con hãy chọn d ir , tôi sẽ kính cẩn lao mình

vào bàn tay trái của Người và thưa rằng: “Xin Cha ban cho con!

Vì, dù sao, chân lí thuần khiết chỉ riêng thuộc về Cha mà thôi”.

LESSING

5

Page 7: thi pháp, vânxuoi - tailieudientu.lrc.tnu.edu.vntailieudientu.lrc.tnu.edu.vn/Upload/Collection/brief/Brief_61762...thi pháp, vânxuoi El Liberté » Égalité « Fraternité République

1. LOẠI HÌNH CỦA Tiếu THUVCT TRINH THÓM@hẽ trin h th á m kh ô n g p h á n ehìa t/iành eáe loạ i. Q ló ớ ft í

đ u a ra eáe h ìn h th á i tỉ/lá ế- hiệt m ang lính lỉeh tử .

ñ o iltíiu — Q lareeịítt ̂

‘Thể trinh thám không phân chia thành các loại. Nó chỉ đưa ra các hình thái khác biệt mang tính lịch sử.” (Boileau - Narcejac1). Nếu tôi dùng những lời trên làm đê từ cho một bài nghiên cứu về chính các “loại” trong thể “tiểu thuyết trinh thám”, thì không phải là để nhấn mạnh sự bất đồng ý kiến của tôi với các tác giả, mà là bởi thái độ ấy hết sức phổ biến; vậy đây là thái độ đầu tiên mà đối với nó ta cần xác định lập trường. Chuyện này chẳng phải tại tiểu thuyết trinh thám: từ gần hai thế kỉ nay, trong nghiên cứu văn học, xuất hiện một phản ứng mạnh mẽ, không thừa nhận bản thân khái niệm thê loại. Người ta viết hoặc về văn học nói chung hoặc về một tác phẩm; và có một quy ưốc ngầm rằng nếu xếp nhiều tác phẩm vào một thể loại, tức là làm giảm giá trị các tác phẩm. Thái độ này có sự lí giải thích đáng dựa trên lịch sử: Tư duy văn học của thòi kì cổ điển liên quan đến thể loại nhiều hơn đến tác phẩm cùng bộc lộ một xu hướng trách phạt: tác phẩm bị coi là dở, nếu không đủ phù hợp với các quy tắc của thể loại. Sự phê bình như vậy không chỉ muốn miêu tả các thể loại mà còn muốn quy định các thể loại; cái “khuôn” thể loại để bình giải (“grille”: mảnh bìa có những ô thủng đã được quy ước, để đọc các vản bản v iết thoo ám hiộu,

1 Tiểu thuyết trinh thám, Paris, NXB Payot, 1964, tr 185.

7

Page 8: thi pháp, vânxuoi - tailieudientu.lrc.tnu.edu.vntailieudientu.lrc.tnu.edu.vn/Upload/Collection/brief/Brief_61762...thi pháp, vânxuoi El Liberté » Égalité « Fraternité République

sau này thường được dùng trong phê bình, nghiên cứu văn học để chỉ cách tiếp cận, “phép” đọc v.v.)1 đi trước sáng tác văn chương thay vì theo sau sáng tác.

Sự phản ứng thật là triệt để: các nhà lãng mạn và hậu duệ của họ chẳng những không chịu tuân theo quy tắc của các thể loại (điều này đúng là quyền của họ) mà còn không chịu thừa nhận sự tồn tại của bản thân khái niệm. Bởi thế lí luận vê thể loại đặc biệt ít được quan tâm cho đến tận ngày nay. Tuy nhiên, giò đây, dường như ngưòi ta có khuynh hưống đi tìm một cái trung gian giữa khái niệm “văn học” quá tổng quát và các đôi tượng riêng biệt, tức là những tác phẩm. Sự chậm trễ chắc hẳn do loại hình học bao hàm và được bao hàm trong lí luận chung vê văn bản; mà lí luận này còn lâu mới đạt độ chín: cho đến khi nào ta còn chưa miêu tả được cấu trúc của tác phẩm thì đành phải so sánh đối chiếu những yếu tố có thể đo lưòng được, như thước đo vậy. Bất kể toàn bộ tính thòi sự của một công trình nghiên cứu về thể loại (như Thibaudet đã nhận xét, đây là vấn để về các khái niệm phổ quát), song không thể tiến hành việc nghiên cứu này mà không có quan hệ với nghiên cứu lí luận vê diễn ngôn: chỉ có nền phê bình của chủ nghĩa cổ điển mới có thể tự cho phép suy diễn ra các thể loại từ những sơ đồ lôgic trừu tượng.

Nghiên cứu thể loại còn gặp thêm một khó khăn phụ, liên quan đến tính đặc thù của mọi chuẩn mực thẩm mĩ. Kiệt tác lớn thường sáng tạo nên, theo cách nào đấy, một thể loại mới, đồng thời cũng vi phạm các quy tắc của thể loại vẫn lưu hành trước đó. Thể loại của Tu viện thành Parme, nghĩa là chuẩn mực mà cuốn tiểu thuyết này dựa vào, không chỉ là tiểu thuyết Pháp đầu thế kỉ XIX; đó là thể loại “tiểu thuyết kiểu Stendhal” được sáng tạo ra bởi chính tác phẩm ấy, và bởi một

1 Chú thích cùa Lê Hồng Sâm.

8

Page 9: thi pháp, vânxuoi - tailieudientu.lrc.tnu.edu.vntailieudientu.lrc.tnu.edu.vn/Upload/Collection/brief/Brief_61762...thi pháp, vânxuoi El Liberté » Égalité « Fraternité République

vài cuốn khác nữa. Có thể nói rằng mọi tác phẩm lớn đều xác lập sự tồn tại của hai thể loại, xác định thực tế của hai chuẩn mực: chuẩn mực của thể loại mà nó vi phạm, cái thể loại vẫn chi phối nền văn học trước đó; và chuẩn mực của thể loại do nó sáng tạo.

Tuy nhiên vẫn có một lĩnh vực may mắn ở đó không tồn tại sự vận động như trên giữa tác phẩm và thể loại của nó: lĩnh vực văn học quần chúng. Kiệt tác văn chương thường lệ, theo một nghĩa nào đó, không nằm trong bất kì thể loại nào nếu không phải là thể loại của chính nó; nhưng kiệt tác của văn học quần chúng lại chính là cuốn sách phù hợp nhát với thể loại mình. Tiểu thuyết trinh thám có những chuẩn mực của nó; làm “tốt hơn” những gì mà các chuẩn mực ấy đòi hỏi, là đồng thời làm “kém đi”: người nào muốn làm cho tiểu thuyết trinh thám “hay hơn”, là người đó đang làm “văn chương”, chứ không phải tiểu thuyết trinh thám. Tiểu thuyết trinh thám tuyệt nhất không phải là cuốn tiểu thuyết vi phạm các quy tắc của thể loại, mà là cuốn tiểu thuyết tuân theo những quy tắc này: Không có hoa lan cho Cô Blandish là hiện thân của thể loại, chứ không phải một sự vượt quá thể loại. Nếu như ngưòi ta đã miêu tả kĩ các thể loại của văn chương bình dân rồi, thì sẽ chẳng còn lí do để nói đến các kiệt tác của văn chương ấy: cũng là một thứ cả mà thôi; tiêu bản ưu việt nhất sẽ là tiêu bản mà ta chẳng có gì để nói hết. Đó là một hiện tượng rất ít được để ý, song các hệ quả của hiện tượng này ảnh hưởng đến mọi phạm trù thẩm mĩ: ngày nay chúng ta đang đối mặt vối một sự chia cắt giữa hai biểu hiện cơ bản; trong xã hội của chúng ta không có một chuẩn mực thẩm mĩ duy nhất, mà có hai chuẩn; không thể dùng những đơn vị đo lưòng giống nhau để đo nghệ thuật “lớn” và nghệ thuật “bình dân”.

Vậy việc làm rõ các thể ở bên trong tiểu thuyết trinh thám xem ra tương đôi dễ. Nhưng muốn thế, cần phải bắt đầu bằng sự

9

Page 10: thi pháp, vânxuoi - tailieudientu.lrc.tnu.edu.vntailieudientu.lrc.tnu.edu.vn/Upload/Collection/brief/Brief_61762...thi pháp, vânxuoi El Liberté » Égalité « Fraternité République

miêu tả các “loại”, như vậy cũng có nghĩa là bắt đầu bằng sự xác định giới hạn của chúng. Tôi sẽ xuất phát từ tiểu thuyết trinh thám cổ điển từng có thời vinh hiển trong khoảng giữa hai cuộc đại chiến, và ta có thể gọi là tiểu thuyết của ẩn ngữ. Đã có nhiều thể nghiệm nhằm xác định các quy tắc của thể loại này (vê sau tôi sẽ trở lại hai mươi quy tắc của Van Dine); nhưng tôi cho rằng đặc trưng tổng quát hay nhất là đặc trưng do Michel Butor đưa ra trong cuốn tiểu thuyết Thời gian biểu của ông. Nhân vật George Burton, tác giả của nhiều tiểu thuyết trinh thám, giải thích cho ngưòi kể chuyện rằng “mọi cuốn tiểu thuyết trinh thám đều xây dựng trên hai vụ giết người, vụ thứ nhất do kẻ sát nhân tiến hành chỉ là cơ hội cho vụ thứ hai trong đó y là nạn nhân của sát thủ trong sạch và không thể bị trừng phạt, nạn nhân của người thám tử”, và “truyện kể xếp chồng lên nhau hai lớp thòi gian: những ngày của cuộc điểu tra, khỏi đầu từ tội ác, và những ngày của tấn thảm kịch dẫn tới tội ác”.

Tại nền tảng của tiểu thuyết ẩn ngữ, ta thấy một tính nhị nguyên, và chính tính nhị nguyên này sẽ dẫn dắt ta miêu tả cuốn tiểu thuyết. Cuốn tiểu thuyết đó không chứa đựng một truyện, mà là hai truyện: truyện về tội ác và truyện về cuôc điều tra. Trong hình thái thuần khiết nhất của chúng, hai truyện này không hể có một điểm chung nào. Đây là những dòng đầu tiên của một cuôn tiểu thuyết “thuần khiết”:

‘Trên một tấm thiếp nhỏ màu lục, ta đọc thấy những dòng chữ đánh máy sau:

Odell Margaret

184, bảy mươi mốt, phố Tây, ám sát. BỊ bóp cổ vào quãng hai mươi ba giò. Căn hộ bị lục tung. Đồ trang sức bị cướp. Thi thể do Amy Gibson, nữ hầu phòng, phát hiện”.

(S. s Van Dine, Vụ ám sát Kim tước)

10